Đội tàu bay VNA “rục rịch” trở lại bầu trời, sẵn sàng cho việc nối lại nhiều đường bay nội địa vào đầu tháng 10. Với nguyễn tắc “An toàn là số 1”, các tàu bay đều được kiểm tra kỹ thuật và bảo dưỡng kỹ lưỡng trước khi cất cánh. Đây là công tác đặc biệt quan trọng nhằm bảo đảm an toàn bay, qua đó hành khách có thể hoàn toàn yên tâm khi bay trở lại.
Đội tàu bay VNA “rục rịch” trở lại bầu trời, sẵn sàng cho việc nối lại nhiều đường bay nội địa vào đầu tháng 10. (Ảnh: VNA).
Trong đó, kiểm tra, bảo dưỡng động cơ máy bay là một trong những ưu tiên hàng đầu. Trong thời gian nằm sân vì ảnh hưởng của đại dịch, các tàu bay đều được bọc động cơ bằng vải bạt. Mục đích để ngăn ngừa các vật thể lạ bay vào trong động cơ.
Bạt che động cơ được gỡ bỏ khi tàu bay chuẩn bị khai thác trở lại. Các động cơ tàu bay sẽ phải trải qua một số công tác kiểm tra, bảo dưỡng và nổ máy thử để đảm bảo tính khả phi (khả năng cất cánh an toàn).
Bạt che động cơ được gỡ bỏ khi tàu bay chuẩn bị khai thác trở lại. (Ảnh: VNA).
Nhân viên kỹ thuật đang lắp lại (build up) một khối động cơ. Động cơ tàu bay có kích thước rất lớn nên khi di chuyển đi đại tu, phải tách nhỏ thành các phần khác nhau và lắp lại thành khối hoàn chỉnh sau đó. Động cơ trong hình là động cơ phản lực Rolls-Royce của máy bay Airbus A350 thuộc đội bay VNA – một trong những dòng máy bay lớn nhất ở Việt Nam hiện nay với sức tải hơn 300 khách.
Nhân viên kỹ thuật đang lắp lại (build up) một khối động cơ. (Ảnh: VNA).
Một số nhân viên khác đang kiểm tra ốc vít và sơn của động cơ tàu bay Airbus A350. (Ảnh: VNA).
Kiểm tra dây bảo hiểm của động cơ máy bay Airbus A321. Không phải là loại tàu bay lớn nhất của VNA, nhưng Airbus A321 là đội tàu bay đông đảo nhất của hãng với gần 70 chiếc, được khai thác chủ lực trên những đường bay tầm ngắn, tầm trung.
Kiểm tra dây bảo hiểm của động cơ máy bay Airbus A321. (Ảnh: VNA).
Những bộ phận khác của tàu bay như lốp, phanh, càng… cũng được kiểm tra tỉ mỉ trước khi tàu bay được đưa vào khai thác. Các kỹ sư, nhân viên kỹ thuật trong hình đang tháo phanh, bánh để kiểm tra cấu trúc càng.
Những bộ phận khác của tàu bay như lốp, phanh, càng…cũng được kiểm tra tỉ mỉ. (Ảnh: VNA).
Bên cạnh chuẩn bị kỹ thuật đảm bảo an toàn bay, VNA vẫn sẽ áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp phòng dịch khi nối lại khai thác, như thường xuyên khử khuẩn tàu bay và trang thiết bị mặt đất, phục vụ khăn kháng khuẩn trên chuyến bay…100% người lao động tuyến đầu như phi công, tiếp viên và nhân viên mặt đất của VNA cũng đã tiêm vắc xin.
VNA vẫn sẽ áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp phòng dịch khi nối lại khai thác. (Ảnh: VNA).
Những chú “chim sắt” của hãng hàng không Quốc gia đã sẵn sàng cất cánh trở lại ngay khi các đường bay nội địa được phục hồi.
Những chú “chim sắt” của hãng hàng không Quốc gia đã sẵn sàng cất cánh trở lại. (Ảnh: VNA).
Le Duc Anh-COMM